Thuật Xử Thế Của Người Xưa – Nguyễn Duy Cần

Cái hay của cổ nhân cũng như cái dở của cổ nhân đều có thể là những bài học thâm trầm, sâu sắc cho ta tất cả…

 

Mục lục

Lời nói đầu
Phi lộ
Thay lời tựa

Chương thứ Nhất: Lòng Tự Ái
Chương thứ Hai: Chữ LỄ Của Á Đông
Chương thứ Ba: Có Tài Mà Cậy Chi Tài
Chương thứ Tư: Ân và Oán
Chương thứ Năm: Đạo Cương – Nhu
Chương thứ Sáu: Biết… Sống
Phụ lục: 
– Tâm sự của Khuất Nguyên
– Cách ngôn

Lời tựa Tác giả:
Cổ ngạn nói: “Mặt trời không có đối với kẻ đui, sấm sét không có đối với người điếc”.

Văn hào Đức, Hermann de Keyserling, có thuật câu chuyện ngộ nghĩnh này: “Một mục sư kia nói với đứa con trai mười lăm tuổi của ông: Từ mười lăm đến hai mươi tuổi, cha cho con có quyền tin tưởng con thông minh hơn cha; từ hai mươi đến hai mươi lăm tuổi, cha cũng cho con có quyền tin tưởng con thông minh bằng cha; nhưng, từ hai mươi lằm đến ba mươi tuổi thì cha bắt buộc con phải nhìn nhận cha thông minh hơn con một cách tuyệt đối vậy”.

Chưa kinh nghiệm mà nghe bàn đến cái khôn ngoan do kinh nghiệm mà có kia, làm sao tin được, làm sao không mỉm một nụ cười ngờ vực được…

Tôi đã từng sống qua cái tâm sự của thanh niên, tôi cũng đã từng mỉm một nụ cười ngờ vực..

Nhưng hôm nay, tôi không còn giữ được nụ cười ấy nữa. Cái hay của cổ nhân cũng như cái dở của cổ nhân đều có thể là những bài học thâm trầm cho ta tất cả. “Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi”.

Bởi vậy, tôi phải thắp hương mà đọc lại những gì xưa kia tôi ngờ vực…

Trần Minh Cường – Sưu tầm

Trả lời