Nghĩ giàu và làm giầu – Napoleon Hill

Cuốn sách sẽ giúp bạn trở nên giàu có, làm giàu thêm cho cuộc sống của bạn trên tất cả các phương diện của cuộc sống chứ không chỉ về tài chính và vật chất…

13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu là cuốn sách “chỉ dẫn” duy nhất chỉ ra những nguồn lực bạn phải có để thành công. Cuốn sách sẽ giúp bạn trở nên giàu có, làm giàu thêm cho cuộc sống của bạn trên tất cả các phương diện của cuộc sống chứ không chỉ về tài chính và vật chất. Những ý tưởng trong cuốn sách Think and Grow rich – 13 nguyên tắc nghĩ giàu, làm giàu bắt nguồn từ những động lực tốt đẹp: “Thành công cá nhân” và “Quan điểm suy nghĩ tích cực”.

Cuốn sách chứa đựng nhiều hơn những gì mà cuốn sách giải thích về sức mạnh của những nguyên tắc. Phần hấp dẫn nhất của cuốn sách chính là những điều phi thường, những thông điệp trong cuốn sách được viết ra từ rất lâu nhưng vẫn mang tính “thời đại”. Ông đã bàn về những quan niệm như quản lý nhóm, dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, những công cụ hữu hình, trí tuệ tập thể và mục tiêu cần được viết ra trước khi hành động.

Nội dung cuốn sách bao gồm 13 nguyên tắc chính như sau:

NGUYÊN TẮC 1: MONG MUỐN

Phương pháp biến mong muốn được giàu có thành hiện thực bao gồm sáu bước cụ thể như sau:

• Bước 1: xác định chính xác số tiền mà bạn muốn. Không thể nói chung chung rằng” tôi muốn có thật nhiều tiền”. Hãy xác định cụ thể lượng tiền (có một lý do về mặt tâm lý học cho việc xác định số tiền cụ thể sẽ được mô tả trong chương sau).

• Bước 2: xác định chính xác điều bạn định làm để có được số tiền mình mong muốn. Sẽ không thực tế khi thực hiện điều gì đó mà không có mục đích.

• Bước 3: thiết lập thời gian cụ thể mà bạn dự định sẽ có được khoản tiền như mong muốn

• Bước 4: tạo kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện mong muốn của mình và bắt đầu thực hiện kế hoạch này ngay lập tức dù bạn đã sẵn sàng hay chưa

• Bước 5: viết ra một khẩu hiệu rõ ràng, ngắn gọn về số tiền mà bạn dự định đạt được, giới hạn thời gian thực hiện mục tiêu, lên kế hoạch làm gì để có được số tiền đó và mô tả rõ ràng kế hoạch bạn dự định tích luỹ tiền như thế nào.

• Bước 6: đọc khẩu hiệu đó thật to hai lần mỗi ngày, một lần trước khi đi ngủ và một lần sau khi ngủ dậy vào sáng sớm. Mỗi khi đọc nó, hãy hình dung, cảm nhận và tin tưởng rằng bạn đang sở hữu số tiền đó rồi.

– Nếu bạn không thể hình dung ra sự giàu có trong trí tưởng tượng của mình, bạn sẽ không bao giờ thấy chúng trong tài khoản ngân hàng.

– Thắp lên khát khao cháy bỏng và thực hiện là điểm khởi đầu cho những người dám mơ ước. Những giấc mơ không bao giờ được sinh ra trong sự thờ ơ, lười biếng hoặc thiếu hoài bão. 

NGUYÊN TẮC 2: NIỀM TIN

Niềm tin là trạng thái của tinh thần có được nhờ tự kỷ ám thị.

Tưởng tượng và tin tưởng vào những gì bạn mong muốn.

Niềm tin là chất xúc tác hàng đầu của mọi khả năng trí tuệ. Nếu niềm tin được kết hợp với rung cảm của ý nghĩ, ngay lập tức tiềm thức sẽ cảm nhận được và biến nó thành sức mạnh tinh thần tương đương và truyền sức mạnh đó tới Trí Tuệ Vô Hạn.

Làm thế nào để phát triển niềm tin?

• Niềm tin không tồn tại sẵn có trong con người. Việc lặp lại và quả quyết các mệnh lệnh đối với tiềm thức của bạn chính là phương pháp duy nhất để phát triển niềm tin một cách chủ động.

• Tất cả những suy nghĩ được tình cảm hoá và kết hợp với niềm tin ngay lập tức sẽ biến thành hành động hay giá trị tương đương.

• Niềm tin là một trạng thái của nhận thức có thể được tạo ra từ tự kỷ ám thị.

• Niềm tin là điểm khởi đầu để tích luỹ của cải.

• Niềm tin là cơ sở của những phép màu và những bí mật không thể phân tích bằng khoa học

• Niềm tin là liều thuốc giải độc duy nhất cho mọi thất bại

• Niềm tin là chất hoá học khi kết hợp với lời cầu nguyện sẽ tạo ra mối liên hệ trực tiếp với trí tuệ vô hạn

• Niềm tin là nhân tố biến những rung động bình thường của ý nghĩ tạo ra bởi nhận thức hữu hạn của con người thành sức mạnh tinh thần tương đương

• Niềm tin đó là nơi duy nhất có thể làm cho sức mạnh vô tận của trí tuệ vô hạn được khai thác và sử dụng.

Tự kỷ ám thị là gì? -> khi nhắc đi nhắc lại một điều gì đó, ta sẽ tin vào nó mà không cần biết rằng điều đó đúng hay sai. Lời nói dối được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thì cuối cùng nó sẽ trở thành sự thật. Những suy nghĩ khi được kết hợp với một cảm giác của cảm xúc sẽ như thanh nam châm, có khả năng hút tất cả các suy nghĩ cùng loại, hoặc những suy nghĩ có liên quan.

Bí quyết để tự tin:

• Thứ nhất: tôi biết mình có đủ khả năng để đạt được mục đích rõ ràng trong cuộc đời mình. Vì thế tôi tự đòi hỏi mình tính kiên trì, không ngừng nỗ lực để hướng đến mục tiêu và tôi sẽ làm tất cả để thực hiện kế hoạch của mình.

• Thứ hai: tôi biết rằng những suy nghĩ thống trị trong nhận thức của tôi sẽ được tái tạo và biến thành hành động cụ thể. Vì vậy, mỗi ngày tôi sẽ tập trung 30 phút để nghĩ về con người tôi mong muốn trở thành bằng cách vẽ ra trong tâm trí hình tượng rõ ràng, cụ thể về con người đó.

• Thứ 3: nhờ nguyên tắc tự kỷ ám thị, tôi biết rằng bất cứ mong muốn nào tôi xây dựng trong nhận thức với sự kiên trì cũng sẽ tạo ra những phương cách thực tế để đạt được điều mình muốn. Vì vậy, mỗi ngày tôi sẽ dành 10 phút để phát triển lòng tự tin của mình.

• Thứ 4: tôi viết rõ ràng much đích chính được xác định rõ trong đời mình và không bao giờ ngừng cố gắng cho đến khi nào đạt được nó.

• Thứ 5: tôi hiểu rằng của cải và địa vị trong xã hội không thể lâu bền nếu không dựa trên lẽ phải và công bằng. Vì vậy, lương tâm không cho phép tôi có những việc làm đi ngược lại lợi ích của mọi người xung quanh. Tôi sẽ có được những gì mình mong muốn nhờ sức mạnh khi liên kết với mọi người. Tôi thuyết phục họ giúp mình và cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ lại họ. Tôi loại bỏ sự ghen tị – ngờ vực, căm thù, độc ác và hoàn thiện tình yêu của tôi đối với những người xung quanh bởi tôi hiểu rằng cư xử tệ với mọi người sẽ chỉ đem lại thất bại. Tôi sẽ khiến mọi người tin tưởng tôi bởi tôi tin vào bản thân và cũng tin tưởng mọi người.

• Thứ 6: tôi ký tên dưới nguyên tắc này, học thuộc và sẽ nhắc đi nhắc lại nó hàng ngày. Tôi tin chúng sẽ tác động đến hành vi và nhận thức của tôi và từ đó, tôi sẽ trở thành con người thành công và độc lập.

NGUYÊN TẮC 3: TỰ ÁM THỊ

Cho dù đó là những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực thì không có suy nghĩ nào có thể len lỏi vào tiềm thức mà không có sự trợ giúp của nguyên lý tự kỷ ám thị, trừ phi những suy nghĩ đó có được là do những suy nghĩ cảm hứng nhất thời hoặc sự hiểu thấu nhất thời.

6 chỉ dẫn trong chương 1 sẽ được tổng hợp và kết với hợp với những nguyên tắc sau:

• Đầu tiên hãy ở một mình tại một nơi yên tính như trên giường trước khi bạn đi ngủ. Bạn nhắm mắt, đọc to bản tóm tắt của bạn về số tiền bạn mong muốn đạt được để bạn có thể nghe rõ những gì mình nói, giới hạn thời gian cho mục tiêu cần đạt được và mô tả những hàng hoá hay dịch vụ mà bạn có thể cung cấp sau khi có được số tiền đó.

• Thứ hai: hãy lặp đi lặp lại bản tuyên bố đó vào buổi sáng cho đến khi bạn có thể hình dung rõ ràng trong tưởng tượng số tièn mà bạn muốn tích luỹ

• Thứ 3: hãy dán bản tóm tắt đó ở những nơi bạn có thể nhìn thấy nó vào buổi sáng và buổi tối, đọc nó trước thời gian nghỉ ngơi cho đến khi thuộc lòng.

Sau khi đọc toàn bộ cuốn sách, hãy quay lại chương này và làm theo chỉ dẫn sau với một tinh thần và tư thế sẵn sàng hành động:

Đọc to toàn bộ chương này một lần vào buổi tối cho đến khi bạn thấm nhuần nguyên lý tự kỷ ám thị rằng nó sẽ cho bạn tất cả những gì bạn muốn, hãy gạch chân những câu gây ấn tượng với bạn.

NGUYÊN TẮC 4: KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU

Có 2 loại kiến thức là kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu. Kiến thức chỉ trở nên hiệu quả và có sức mạnh khi chúng được đưa vào những kế hoạch, hành động cụ thể và hướng tới một cái đích rõ ràng.

Mua kiến thức như thế nào?

Đầu tiên bạn phải xác định rõ mình cần loại kiến thức đặc biệt nào và dùng chúng để làm gì. Khi xác định được rồi, bạn cần tìm hiểu những nguồn thông tin chính xác liên quan đến kiến thức bạn muốn có. Quan trọng nhất trong số đó là:

• Học vấn và kinh nghiệm của bạn

• Những tri thức và kinh nghiệm bạn có được do giao tiếp với những người khác (trí tuệ)

• Các trường cao đẳng và đại học

• Các thư viện công cộng (sách báo, tạp chí định kì, trong đó tập trung tất cả những kiến thức mà nền văn mình nhân loại có được

• Các khoá học đặc biệt (các lớp học buổi tối hay đào tạo tại nhà)

Nếu ai dừng việc học tập chỉ đơn thuần vì họ đã kết thúc việc học trên ghế nhà trường thì mãi mãi sẽ bị coi là kẻ tầm thường, bất kể vì lí do gì. Con đường thành công chính là con đường tích luỹ kiến thức.

Nỗ lực làm một việc tốt sẽ chẳng bao giờ là sai lầm! 

Thành đạt hay thất bại đều là kết quả của thói quen.

NGUYÊN TẮC 5: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

Trí tưởng tượng chính là nơi tạo ra mong muốn của con người và tất cả các kế hoạch để thực hiện mong muốn đó. Nhờ có trí tưởng tượng trong nhận thức của con người, những suy nghĩ mạnh mẽ, khát vọng được hình thành và trở thành hành động.

Giờ đây giới hạn duy nhất của chúng ta nằm chính trong sự phát triển và cách sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Hai loại trí tưởng tượng:

• Trí tưởng tượng tổng hợp: tập hợp những quan điểm, ý tưởng và mục tiêu của mình thành những tổ hợp mới

• Trí tưởng tượng sáng tạo: trí tuệ hữu hạn của con người tiếp xúc được với trí tuệ vô hạn chính là nhờ chức năng này; đó là nơi những linh cảm hay nguồn cảm hứng được tiếp nhận, là nơi tất cả những ý tưởng cơ bản hay ý tưởng mới đến với chúng ta.

Làm sao để ứng dụng trí tưởng tượng?

Ý tưởng là khởi đầu của mọi của cải, ý tưởng là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Giới hạn duy nhất chính là những gì mà chúng ta đặt ra trong suy nghĩ của mình.

Ý tưởng có thể biến thành tài sản bằng sức mạnh của ý định rõ ràng kết hợp với một kế hoạch cụ thể.

Sự giàu có một khi nó đến với những con số khổng lồ thì không bao giờ là kết quả của những việc làm chăm chỉ. Giàu có đến chính là để đáp lại những nhu cầu cụ thể, căn cứ vào việc áp dụng những nguyên tắc cụ thể chứ không phải ngẫu nhiên hay may mắn. Thành công không cần lời xin lỗi, thất bại không cần lời biện hộ.

NGUYÊN TẮC 6: KẾ HOẠCH CÓ TỔ CHỨC

Bạn đã biết rằng tất cả những gì có ý nghĩa quan trọng mà mỗi cá nhân tạo ra hoặc giành được đều bắt nguồn từ mong muốn và bước đầu tiên của hành trình mong muốn để đi từ cái trừu tượng tới cái cụ thể là trí tưởng tượng. Đây chính là nơi hình thành nên những kế hoạch cụ thể để biến mong muốn thành hiện thực.

Hướng dẫn cách thức xây dựng những kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

• Bạn hãy tìm đủ những người bạn cần để lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó. Để làm được điều này bạn hãy sử dụng nguyên tắc Nhóm trí tuệ ưu tú trong nguyên tắc 9. Việc bạn có đồng ý với hướng hướng dẫn này là điều vô cùng quan trọng.

• Trước khi bạn thiết lập Nhóm trí tuệ ưu tú, hãy xem xét những lợi ích bạn có thể mang đến cho mỗi thành viên trong nhóm khi họ tham gia cộng tác bởi sẽ chẳng ai làm việc không công cho bạn mãi được nếu họ không nhận được phần thưởng cho những gì họ cống hiến. Hãy xem xét để bù đắp cho họ thoải đáng, dù có thể không phải bằng tiền.

• Hãy gặp gỡ và bàn bạc với các thành viên của Nhóm trí tuệ mỗi tuần ít nhất là 2 lần hoặc nhiều hơn nếu có thể cho đến khi các bạn cùng nhau tạo được một kế hoạch cụ thể hoàn hảo.

• Hãy tạo mối quan hệ tốt, hoà hợp với các thành viên của nhóm Trí Tuệ ưu tú. Nếu bạn không thể làm được điều này tức là bạn đang đón nhận thất bại đến với mình. Nguyên tắc Nhóm trí tuệ ưu tú sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hoà hợp, cộng tác của tất cả các thành viên

Hãy luôn nhớ hai điều sau:

1. Bạn cần xác định mình đang thực hiện một việc rất quan trọng và muốn đạt được mục đích thì bạn cần có kế hoạch hành động cụ thể, rõ ràng và không được phép sai sót.

2. Bạn cần biết cách học hỏi kinh nghiệm, kiến thức, khả năng và trí tưởng tượng của những người khác. Rất nhiều người thành đạt đã áp dụng nguyên tắc này.

Không ai có thể thực hiện triết lý trong cuốn sách này và trở thành giàu có mà không gặp phải những thất bại tạm thời. Người dễ dàng từ bỏ sẽ không thể thành công và những người thành công sẽ không bao giờ từ bỏ.

11 nhân tố chính của nhà lãnh đạo:

• Lòng dũng cảm kiên định

• Tự kiểm soát

• Công bằng

• Có quyết định rõ ràng

• Có kế hoạch cụ thể

• Thói quen làm việc nhiều hơn mức lương được trả

• Tính cách dễ chịu

• Cảm thông và thấu hiểu

• Nắm vững các chi tiết

• Sẵn lòng chịu toàn bộ trách nhiệm

• Hợp tác

10 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhà lãnh đạo:

• Không có khả năng tổ chức, sắp xếp các chi tiết

• Không sẵn lòng làm những việc thấp kém

• Mong muốn được trả công cho những thứ họ biết, thay vì sử dụng sự hiểu biết đó để làm việc

• Lo sợ, cạnh tranh với cấp dưới

• Thiếu trí tưởng tượng

• Tính ích kỷ

• Không có khả năng kiềm chế

• Bất trung

• Độc đoán

• Quá coi trọng danh hiệu

Những mảnh đất màu mỡ cần nghệ thuật lãnh đạo mới:

• Lĩnh vực chính trị

• Ngành ngân hàng

• Ngành công nghiệp

• Tôn giáo

• Lĩnh vực luật, y tế và giáo dục

• Ngành báo chí

Những phương tiện quảng bá:

• Các trung tâm tư vấn việc làm

• Thông báo và thông tin quảng cáo

• Thư xin việc

• Xin việc có người quen giới thiệu

• Gặp trực tiếp

Tám yêu cầu bắt buộc để có một bản lý lịch ấn tượng

• Trình độ học vấn

• Kinh nghiệm làm việc

• Giấy giới thiệu

• Ảnh

• Ghi vị trí cụ thể mà bạn mong muốn

• Nêu rõ năng lực phù hợp với công việc tương lai

• Xin thử việc

• Kiến thức của bạn về công việc kinh doanh của nhà tuyển dụng

Làm thế nào để có được vị trí như bạn mong muốn?

• Xác định chính xác công việc mà bạn thích

• Chọn công ty hay cá nhân mà bạn muốn làm việc

• Tìm hiểu nhà tuyển dụng tương lai của bạn

• Phân tích, đánh gía mọi khả năng và ưu thế của mình

• Quên việc làm và cơ hội việc làm đi mà tập trung suy nghĩ xem bạn có thể làm những gì

• Viết kế hoạch ra giấy thật gọn gàng và đầy đủ

• Đưa bản kế hoạch cho người quyết định và điều gì đến sẽ phải đến.

30 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại:

1. Có nền tảng di truyền không thuận lợi

2. Thiếu mục đích rõ ràng trong cuộc sống

3. Thiếu tham vọng vượt lên trên hiện thực

4. Thiếu giáo dục

5. Thiếu ý thức kỷ luật

6. Sức khoẻ kém

7. Có tuổi thơ không lành mạnh

8. Sự chần chừ

9. Thiếu kiên nhẫn

10. Tính cách tiêu cực 

11. Không kiểm soát được ham muốn tình dục

12. Không kiểm soát được đam mê cờ bạc

13. Không dứt khoát khi đưa ra quyết định

14. Một (hoặc nhiều hơn) trong 6 nỗi sợ hãi cơ bản

15. Lựa chọn sai bạn đời

16. Quá cẩn thận

17. Lựa chọn sai đối tác kinh doanh

18. Mê tín và định kiến

19. Lựa chọn sai nghề nghiệp

20. Thiếu tập trung nỗ lực

21. Thói quen tiêu xài bừa bãi

22. Thiếu nhiệt tình

23. Hẹp hòi

24. Sống không điều độ

25. Không có khả năng hợp tác với mọi người

26. Sở hữu quyền lợi không phải do nỗ lực tự thân giành được

27. Cố tình không trung thực

28. Tự phụ và háo danh

29. Đoán mò thay vì tư duy

30. Thiếu vốn

NGUYÊN TẮC 7: RA QUYẾT ĐỊNH

Trong hàng ngàn trường hợp thất bại thì sự thiếu quyết đoán gần như đứng đầu trong danh sách 30 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại. Do dự đối laoaj với quyết đoán, là kẻ thù chung mà hầu hết chúng ta đều phải chế ngự nếu muốn thành công.

Nếu bạn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của người khác, bạn sẽ không có ước mơ của riêng mình.

Học cách im lặng để lắng nghe và quan sát nhiều hơn.

Hãy cho cả thế giới biết điều bạn định làm nhưng trước tiên hãu thực hiện nó. Hành động chứ không phải là lời nói, mới là thứ có giá trị nhất.

Những người đưa ra quyết định nhanh chóng và rõ ràng biết rất rõ họ muốn gì và họ thường đạt được mục tiêu của mình.

Tính thiếu quyết đoán là một thói quen thường bắt đầu từ khi bạn còn rất trẻ.

Quyết định rõ ràng, dứt khoát luôn đòi hỏi sự can đảm, đôi khi phải cực kỳ can đảm.

Thành công chỉ có thể trở thành hiện thực khi bạn có một kế hoạch cụ thể, những mong muốn cụ thể và kiên trì thực hiện nó.

Mọi thất bại đều mang trong nó hạt giống của thành công.

NGUYÊN TẮC 8: KIÊN TRÌ

Sự kiên trì là nhân tố cần thiết trong quá trình biến mong muốn thành hiện thực. Sức mạnh ý chí là nền tảng của sự kiên trì.

Phát triển ý thức về sự giàu có cần một chủ định rõ ràng, phát triển ý thức nghèo khổ thì không.

KHÔNG  GÌ CÓ THỂ THAY THẾ ĐƯỢC LÒNG KIÊN TRÌ.

8 nhân tố của sự kiên trì:

• Mục đích rõ ràng

• Khát vọng

• Tự lực

• Có kế hoạch rõ ràng

• Có hiểu biết đúng đắn

• Hợp tác

• Sức mạnh ý chí

• Thói quen

16 dấu hiệu của những người thiếu kiên trì

Làm thế nào để rèn luyện tính kiên trì:

• Mục tiêu rõ ràng, cụ thể dựa trên khát khao cháy bỏng để thực hiện nó

• Kế hoạch cụ thể, rõ ràng và hành động liên tục

• Làm chủ nhận thức, không bị những chỉ trích của bạn bè, người thân hay xã hội tác động.

• Hợp tác và có được sự liên minh của những người ủng hộ kế hoạch hành động của bạn.

Tầm quan trọng của bốn bước trên:

• Đó là 4 bước kiểm soát vận mệnh tài chính của bạn

• Đó là 4 bước dẫn đến tự do và độc lập suy nghĩ

• Đó là 4 bước dẫn bạn đến sự giàu có, dù ở các mức độ khác nhau

• Đó là 4 bước dẫn đường cho bạn đến với quyền lực, vinh quang và tiếng tăm

• Đó là 4 bước sẽ mang đến bước ngoặt thuận lợi cho bạn

• Đó là 4 bước để bạn biến giấc mơ thành hiện thực

• Đó là 4 bước mở đầu trên con đường làm chủ nỗi sợ hãi, bàng quan và thất vọng.

NGUYÊN TẮC 9: SỨC MẠNH CỦA NHÓM TRÍ TUỆ ƯU TÚ

Sự bền bỉ tạo dựng lòng tin – từ lòng tin sẽ có sức mạnh

3 nguồn tri thức chính

1. Trí tuệ vô hạn

2. Kinh nghiệm tích luỹ

3. Thử nghiệm và nghiên cứu

Làm chủ nhân thức để tạo ra sức mạnh.

NGUYÊN TẮC 10: BÍ MẬT CỦA CHUYỂN HOÁ TÌNH DỤC

Ẩn chứa đằng sau cảm xúc tình dục là 3 thứ tiềm năng tích cực. Đó là:

1. Duy trì nòi giống

2. Giữ gìn sức khoẻ tinh thần và thể chất

3. Biến những con người tầm thường thành thiên tài nhờ sự chuyển hoá cảm xúc

Những thành tựu cao nhất thường là của những người có bản chất tình dục phát triển mạnh và nắm được nghệ thuật chuyển hoá cảm xúc tình dục.

Nhìn chung, những người thành đạt và trở thành triệu phí hoặc nổi tiếng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc và công nghiệp, thường đạt tới đỉnh cao do ảnh hưởng của tình yêu sâu đậm với người khác.

10 điều kích thích tâm trí:

1. Ham muốn tình dục

2. Tình yêu

3. Khát khao danh tiếng, quyền lực, thành đạt về tài chính và tiền bạc

4. Âm nhạc

5. Tình bạn thân thiết với người cùng giới hoặc khác giới

6. Liên minh trí tuệ ưu tú dựa trên sự thân thiết và hoà hợp của hai hoặc nhiều người có sự liên kết về tinh thần hay đời sống hàng ngày

7. Đồng cam cộng khổ như trường hợp những người cùng bị ngược đãi

8. Tự kỷ ám thị

9. Sợ hãi

10. Rượu và ma tuý

Cách sử dụng những nguồn kiến thức khác từ Trí Tuệ vô hạn:

• Kích thích trí óc để tư duy vượt trên mức tư duy trung bình thông qua một hay nhiều trong số mười nhân tố kích thích trí tuệ ở trên.

• Tập trung toàn bộ tư tưởng đến những nhân tố đã biết (phần công việc đã hoàn thành) trong phát minh rồi tưởng tượng bức tranh toàn cảnh những điểm chưa biết (phần công việc chưa hoàn thành) của phát minh ấy. Họ lưu giữ bức tranh đó trong đầu cho tới khi nó đi vào tiềm thức sau đó thư giãn và chờ đợi câu trả lời loé lên trong tâm trí.

Cảm nhận sự hấp dẫn thông qua:

• Cái bắt tay

• Giọng nói

• Tư thế và dáng điệu cơ thể

• Xung lực ý nghĩ

• Phong cách ăn mặc.

Những cảm xúc tích cực và tiêu cực không thể cùng một lúc tồn tại trong con người. Một trong hai cảm xúc đó phải chế ngự và chiến thắng cảm xúc còn lại.

NGUYÊN TẮC 11: TIỀM THỨC

Tiềm thức là một phạm trù thuộc nhận thức trong đó mọi xung lực tư tưởng trong ý thức đều được phân loại và ghi nhận thông qua một trong năm giác quan và từ đó chúng có thể được gợi lại giống như việc lấy thư và khỏi thùng thư vậy.

7 cảm xúc tích cực chủ yếu

1. Mong muốn

2. Niềm tin

3. Tình yêu

4. Tình dục

5. Nhiệt tình

6. Lãng mạn

7. Hy vọng

7 cảm xúc tiêu cực bạn nên tránh:

1. Sợ hãi

2. Ghen tị

3. Thù hận

4. Trả thù

5. Tham lam

6. Mê tín

7. Giận dữ

Lòng tin là thứ duy nhất đem đến cho tư của bạn một trạng thái tinh thần, niềm tin kết hợp với nỗi sợ hãi sẽ tạo ra nghèo đói. Chúng không khi nào tồn tại cùng nhau.

NGUYÊN TẮC 12: BỘ NÃO

Tất cả chúng ta sẽ trở thành người mà chúng ta muốn nhờ những tư duy thống trị và mong muốn mạnh mẽ của chính chúng ta.

NGUYÊN TẮC 13: GIÁC QUAN THỨ 6

Giác quan thứ 6 là một phần của tiềm thức vốn được đề cập như trí tưởng tượng sáng tạo, nó cũng được xem là thiết bị nhận thông qua những ý tưởng, kế hoạch và những suy nghĩ loé lên trong đầu. Những suy nghĩ loé lên này đôi khi được gọi là cảm hứng hay linh cảm.

Chắc chắn rằng điểm yếu chung lớn nhất của con người chính là thói quen để cho tâm trí của họ dễ dàng tiếp nhận những ảnh hưởng tiêu cực từ người khác.

PHẦN KẾT: LOẠI BỎ SÁU BÓNG MA SỢ HÃI

6 nỗi sợ hãi cơ bản:

1. Nỗi sợ nghèo đói

2. Nỗi sợ bị chỉ trích

3. Nỗi sợ ốm đau, bệnh tật

4. Nỗi sợ mất đi tình yêu thương của người khác

5. Nỗi sợ tuổi già

6. Nỗi sợ chết

Các dấu hiệu của nỗi sợ nghèo đói:

• Lãnh đạm

• Thiếu kiên quyết

• Biện hộ

• Lo âu

• Quá thận trọng

• Do dự

Các dấu hiệu của nỗi sợ bị chỉ trích:

• Rụt rè

• Thiếu tự tin

• Thiếu cá tính

• Mặc cảm tự ti

• Thích chơi ngông

• Thiếu sáng kiến

• Thiếu tham vọng

Các dấu hiệu của nỗi sợ đau ốm:

• Tự kỷ ám thị không đúng cách

• Chứng bệnh

• Ít tập luyện

• Nhạy cảm với ốm đau

• Tự nuông chiều bản thân

• Sống bê tha

Các dấu hiệu của nỗi sợ mất đi tình yêu thương:

• Ghen tuông

• Bới móc lỗi của người khác

• Máu đỏ đen

Các dấu hiệu của nỗi sợ tuổi già:

• Thiếu nhiệt huyết

• Thói quen tự biện hộ

• Thói quen giết chết những sáng kiến

Các dấu hiệu của nỗi sợ chết:

• Thói quen nghĩ đến cái chết cả ở người già và người trẻ

• Lo lắng

Đây là cuốn sách khá thực tế và không mang tính hư cấu, mục đích của nó là truyền tải sự thật phổ quát nhất tới những ai sẵn sàng có thể học không chỉ về những điều cần thực hiện, mà còn là cách thức thực hiện – đồng thời có được sự cổ vũ cần thiết để bắt đầu.

Dù thành công hay giàu có thì tất cả đều bắt đầu từ một ý tưởng.

Thành công sẽ đến với những ai có SUY NGHĨ THÀNH CÔNG – thật bại sẽ đến với những ai thờ ơ với bản thân và cho phép mình trở thành người có SUY NGHĨ THẤT BẠI

Ý tưởng chỉ có sức mạnh khi chúng được gắn với mục đích rõ ràng, bền bỉ và mong muốn cháy bỏng biến chúng thành hiện thực, tiền bạc hay những mục tiêu cụ thể khác.

 

Trần Minh Cường – Sưu tầm

Trả lời