Dũng tướng Trần Quang Diệu (1746– 1802) là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với vợ là nữ võ tướng Bùi Thị Xuân là một trường hợp duy nhất trong lịch sử VN khi cả hai vợ chồng cùng là những võ tướng kiêu hùng …
Trần Quang Diệu (1746-1802) là một trong Tây Sơn thất hổ tướng của nhà Tây Sơn (Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu, và Nguyễn Văn Lộc). Vợ ông, nữ tướng Bùi Thị Xuân cũng là một trong Tây Sơn ngũ phụng anh thư (Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung, và Huỳnh Thị Cúc) dưới triều đại nhà Tây Sơn.
Bị xử chết Nguyễn Phúc Ánh, khi này đã lên ngôi và lấy hiệu Gia Long (1802), chiêu hàng Trần Quang Diệu. Ông đáp: “Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Quy Nhơn thì tôi sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu… ” Biết không thể khuất phục được Trần Quang Diệu, vua nhà Nguyễn xử ông tội chết.
Nói về quê quán Trần Quang Diệu, trước đây có ba ý kiến khác nhau về quê quán của Trần Quang Diệu: Một là ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Hai là ở xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ba là ở làng Nam Ô, thuộc huyện Hòa vang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng). Sau, nhờ tìm được mộ của mẹ Trần Quang Diệu ở phía Tây Nam hòn Thổ Sơn (thuộc Ngũ Hành Sơn), cách chân núi khoảng 30 m trong vườn của ông Trần Xê. Ngôi mộ này được lập vào tháng 3 năm Nhâm Tý (1792), thời chính quyền Tây Sơn quản lý đất Quảng Nam. Và qua xác minh nhiều nguồn tư liệu (trong đó có Gia phả họ Nguyễn ở làng An Hải), đầu năm 1996, Bảo tàng Đà Nẵng và Hội sử học Đà Nẵng đã ra thông báo rằng: Trần Quang Diệu, vốn có tên Trần Văn Đạt, là người ở làng An Hải (trước thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam; nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng), là con trai của ông Trần Tấn và bà Phan Thị Hy.
Theo lời kể dân gian, Trần Quang Diệu là người rất giỏi võ. Một hôm trên đường từ Hoài Ân vào Kiên Mỹ để gặp thủ lĩnh phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, thì bị cọp dữ tấn công. Chống trả được một hồi, ông Diệu vừa bị thương vừa đuối sức, Bùi Thị Xuân [3] tình cờ đi qua đấy liền xông vào cứu được mạng ông. Ít lâu sau, nhờ Nguyễn Nhạc đứng ra làm chủ hôn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trở thành vợ chồng, rồi cùng trải bao gian lao dưới ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn.
Về cái chết của ông, có bốn thông tin: Trần Quang Diệu và các tướng lĩnh khác bị chém bêu đầu: ”Thiếu phó Trần Quang Diệu, Tư đồ Võ Văn Dũng, Tư mã Nguyễn Văn Tứ; Đổng lý Nguyễn Văn Thận, Đô ngu Nguyễn Văn Giáp, Thống tướng Lê Văn Hưng, cùng với các dũng tướng nhà Tây Sơn đều bị bắt giam, đều đem giết cả, bêu đầu bảo cho dân chúng”. Riêng với Trần Quang Diệu nhờ tha chết cho binh tướng Võ Tánh mới được đặc ân uống thuốc độc, khỏi bị voi xé như vợ ông là Bùi thị Xuân và con của ông.
BAN TRUYỀN THÔNG
TRẦN MINH CƯỜNG