Vận Hành Tứ Diệu Đế Trong Đạo Phât Vào Kinh Doanh – CEO Ngô Minh Tuấn

Tứ diệu đế là bốn chân lý cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo nếu được Doanh nhân vận dụng vào trong Kinh doanh sẽ giúp cho Doanh nghiệp phát triển bền vứng, giúp cho Doanh nhân, nhân viên, cộng đồng xã hội hạnh phúc …

Tứ diệu đế là bốn chân lý cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni, và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh Kinh Chuyển Pháp Luân.

Thực chất Tứ Diệu Đế là một phương pháp đủ cả hai “lý thuyết và thực hành”, đưa hành giả tới giác ngộ giải thoát. Tứ Diệu Đế đòi hỏi có sự tu tập thực hành trong cuộc sống hàng ngày, nếu chỉ lý thuyết chỉ là giả thuyết.

Hiện nay giáo lý Tứ Diệu Đế là cốt lõi quan trọng nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật. Thông suốt được những điểm giáo lý này có thể được xem như đã thâm nhập toàn bộ con đường giác ngộ giải thoát của Ðức Phật.

 

Diệu là hay đẹp, quý báu. Đế là sự thật chắc chắn. Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn quý báu. Đây là giáo lý căn bản của của đạo Phật.

Sau khi thành đạo, đức Phật Thích Ca liền nghĩ đến việc đem giáo lý mà ngài vừa chứng ngộ truyền bá cho chúng sanh. Ngài đã giảng trước hết cho 5 anh em Kiều Trần Như (trước đây cùng tu khổ hạnh với ngài). Sau khi nghe pháp, Kiều Trần Như là người đầu tiên trong số 5 người đã chứng nhập quả vị A La Hán, 5 người đã trở thành những đệ tử đầu tiên của đức Phật.

1.Khổ đế
Trước hết, đức Phật chỉ cho chúng sanh thấy rõ cảnh đau thương sầu khổ của cuộc đời. Ngài từng nói: “nước mắt chúng sanh nhiều hơn cả nước trong bốn đại dương”. Cái khổ được ngài hệ thống lại trong 8 loại:

  • a- Bốn cái khổ không ai tránh khỏi: sanh, lão, bệnh, tử. Bốn nỗi khổ này không ai tránh khỏi.
  • b- Cầu bất đắc khổ: điều cầu mong mà không đạt được làm cho ta đau khổ.
  • c- Ái biệt ly khổ: Yêu thương mà phải biệt ly nhau là khổ
  • d- Oán tắng hội khổ: Ngược lại những người mình ghét cay ghét đắng mà phải gặp gỡ làm mình bực bội khổ sở.
  • e- Ngũ ấm xí thạnh khổ: đây là nỗi khổ do cảm giác không vừa ý của năm giác quan mang đến.


2.Tập đế
Tập đế là giải thích nguyên nhân của khổ đế, đó là sự kết tập những nhân duyên, phiền não. Đại loại có thể chia là 10 thứ phiền não,
những phiền não nặng nề khởi sinh một cách ngấm ngầm chậm chạp nhưng mãnh liệt, rất khó diệt trừ:

  • 1-Tham lam: ham muốn, luyến ái.
  • 2-Sân hận: giận giữ, nóng nảy, thiếu kiềm chế.
  • 3-Si mê: ngu muội, không thấy được sự thật.
  • 4-Ngã mạn: tự cao, kiêu căng, khinh người.
  • 5-Nghi ngờ: nghi ngờ bản thân, nghi ngờ người khác.

Những phiền não dễ sinh khởi nhưng cũng dễ trừ bỏ, đó là những nhận thức sai lầm:

  • 6-Thân kiến: không hiểu luật vô thường, chấp vào bản thân là quý giá.
  • 7-Biên kiến: cố chấp một bên, không đúng sự thật.
  • 8-Tà kiến: lý giải tà bậy.
  • 9-Kiến thủ: bảo thủ lý giải của mình, không chịu tin chánh lý.
  • 10-Giới cấm thủ: thực hành những giới luật sai lầm.

3.Diệt đế
Tìm ra nguyên nhân đau khổ không phải để thất vọng chán chường, như một vài người hiểu sai về đạo phật. Có đau khổ thì phải có cảnh giới an vui. Cảnh giới an vui đó chính là diệt đế, nơi đã diệt hết những khổ đau, còn gọi là niết bàn.

4.Đạo đế
Đạo đế là con đường chấm dứt khổ đau, đưa ta đến niết bàn. Con đường ấy gồm có 37 phẩm được chia làm 7 chi gồm: tứ chánh cần, tứ niệm xứ, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần và bát chánh đạo. Trong đó, bát chánh đạo là quan trong nhất, 8 nhánh trong bát chánh đạo chính là:

  • -Chánh tri kiến: nhận thức đúng đắn
  • -Chánh tư duy: suy nghĩ chân chánh
  • -Chánh ngữ: nói lời chân chánh
  • -Chánh nghiệp: hành động đúng đắn
  • -Chánh mạng: nghề nghiệp mưu sinh chân chánh
  • -Chánh tinh tấn: siêng năng chân chánh
  • -Chánh niệm: tưởng nhớ đúng đắn
  • -Chánh định: tập trung đúng đắn

BAN TRUYỀN THÔNG
TRẦN MINH CƯỜNG

Trả lời