Điều quan trọng là dạy cho trẻ em rằng thế giới cần nhiều người lắng nghe mà không đưa ra phán xét; việc có thể lắng nghe quan điểm của người khác rất cần thiết để hiểu và giữ một tư tưởng cởi mở.
Thế giới của chúng ta đang được thu hẹp lại. Du lịch xuyên lục địa rất dễ dàng, trẻ em học tại các trường quốc tế đến từ hàng chục quốc gia khác nhau, và Internet giúp con người hiểu về cuộc sống và những quan điểm khác nhau từ bên ngoài một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc hướng dẫn trẻ tránh khỏi những quan điểm sai lệch, đặc biệt là của người khác là rất cần thiết bởi những đứa trẻ có tinh thần rộng mở sẽ làm cho thế giới tốt đẹp hơn và mở ra nhiều cơ hội hơn cho chính trẻ. Chúng sẽ áp dụng tư duy tiên tiến và đưa ra nhận xét đối với quan điểm của người khác để phát triển ý tưởng của mình. Thế giới của trẻ thực sự sẽ lớn và rộng mở hơn.
Quratulain Zaidi, một nhà tâm lý học lâm sàng tại MindnLife ở Hồng Kông, định nghĩa “cởi mở” là việc muốn thử những điều mới hoặc nghe và xem xét các ý tưởng mới.
Bà nói thêm: “Một biểu hiện của người cởi mở là người lắng nghe đối thủ của mình trong một cuộc tranh luận để xem thông tin đó đúng hay không hoặc chính họ có thể thay đổi suy nghĩ của mình“.
Cởi mở để lắng nghe ý kiến của người khác, thậm chí là của cả đối thủ, là việc bạn nên làm và cần dạy con để chúng hòa đồng và thích nghi với cuộc sống sau này.
Đó chắc chắn là một kỹ năng sống tốt cần được nuôi dưỡng. Nhưng làm thế nào để bạn làm điều đó, với tư cách là cha mẹ? Odette Umali là người sáng lập công ty Gordon Parenting của Hồng Kông, tổ chức chương trình Parent Effiveness Training (Đào tạo phụ huynh hiệu quả) – một hệ thống hỗ trợ giao tiếp thực tế giữa cha mẹ và con cái được phát triển bởi nhà tâm lý học và người được đề cử giải Nobel Hòa bình lần thứ ba, tiến sĩ Thomas Gordon.
Umali cho biết: “Chúng tôi hỏi các phụ huynh những đặc điểm mà họ muốn con mình có khi lớn lên. Đa số thường sử dụng những từ ngữ như độc lập, tự tin, hòa đồng, giải quyết vấn đề tốt…Trong các buổi tiếp theo, chúng tôi cho họ thấy một số hoạt động nuôi dạy con cái của họ trái với những mục tiêu này”.
Làm thế nào để bạn phát triển những đứa trẻ theo hướng tự lập nếu bạn luôn giải quyết các vấn đề cho chúng? Làm sao bạn phát triển sự tự tin khi bạn luôn luôn nói cho chúng những gì chúng nên làm? Làm thế nào để bạn dạy con tính cởi mở nếu bạn không sẵn sàng lắng nghe ý kiến và mong muốn của chúng?
Umali kêu gọi bố mẹ nghe nhiều và nói ít hơn. Thật vậy, bản chất của chương trình đào tạo mà họ cung cấp là phụ huynh cần duy trì mối quan hệ với con mình; kết nối là một yêu cầu cần thiết trước khi cha mẹ gây ảnh hưởng xấu đến con cái.
Nhà tâm lý học trẻ tuổi Lora Lee nhắc nhở chúng ta rằng trẻ em học được rất nhiều đức tính của cha mẹ, bằng cách quan sát, không chỉ thông qua lời nói. Bà cảnh báo cha mẹ không nên mong đợi trường học có thể ép con trẻ thành khuôn. Việc nuôi dạy con cái phải là sự kết hợp giữa cha mẹ và nhà trường.
Zaidi nói thêm: “Trong xã hội này, cởi mở và tạo ra một thế hệ những cá nhân cởi mở là một thách thức, nhưng theo chúng tôi, đây là điều quan trọng mà chúng ta phải làm bởi việc thúc đẩy tấm lòng rộng mở giúp phát triển cá nhân và niềm tin ở trẻ em; nó tạo ra không gian để chúng biết thông cảm, cho phép trẻ giải quyết vấn đề và ít bị tổn thương hơn khi bị “tẩy não“.
Bà bày tỏ, để làm được điều này, chúng ta phải giải thích và tạo ra một cuộc đối thoại tại nhà với con cái về tầm quan trọng của việc cởi mở.
“Xác định các giá trị và niềm tin mà bạn quan tâm nhất nhưng luôn luôn xem xét – lắng nghe – và đưa ra ý kiến phản đối. Thẳng thắn thảo luận những điều này với con bằng cách giải thích lý do chính đáng cho từng quan điểm. Những ý kiến cá nhân thường được đưa ra trên các phương tiện truyền thông xã hội mà con cái chúng ta tiếp xúc ngày càng nhiều“.
Bà đưa ra một ví dụ điển hình, đó là dòng trạng thái thường xuyên đăng trên mạng xã hội Tweeter và gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Zaidi nói: “Cuộc bầu cử của ông vào Nhà Trắng là một ví dụ điển hình cho việc có nhiều tranh cãi xung quanh, nhưng mọi người đã bỏ phiếu cho ông”.
Không có điều gì tác động đến sự lựa chọn của bạn, mọi người đã bỏ phiếu cho ông Trump dựa trên mong muốn thay đổi. Liên quan đến điều này, bà nói, cần khuyến khích tư duy phê bình ở con cái, và cho trẻ em cơ hội thực hành tư duy phê bình bằng cách phân tích những trải nghiệm có liên quan của chúng, những gì chúng đọc và cách giải thích các sự kiện xung quanh.
Dạy con cái của bạn rằng đó thực sự là một thế giới rộng lớn, tuyệt vời. Bằng cách cho chúng tiếp xúc với những trải nghiệm khác nhau, điều này giúp trẻ nhận ra thế giới là một nơi rộng lớn hơn nền văn hoá vi mô mà chúng ta tạo ra cho chúng.
Giúp con cái tiếp xúc với những điều không quen thuộc như văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, ngay cả khi chúng không thích, vì điều này cho trẻ cơ hội nhận thức được những khác biệt tồn tại dưới nhiều hình dạng và cách thức khác nhau.
Zaidi cảnh báo, là cha mẹ, chúng ta phải dạy con cái đối phó với thành kiến và phê bình, bước đầu tiên là dạy chúng nhận ra và đưa ra các biện pháp để đối phó với nó.
Đồng tình với Umali, Zaidi tin rằng “thế giới cần nhiều người lắng nghe hơn; có thể nghe quan điểm của người kia là chìa khóa để hiểu nó, và để có thể lắng nghe một quan điểm khác là một quá trính kiên nhẫn“.
Vì vậy, chúng ta nên khôn ngoan để hướng dẫn con thấm nhuần đức tính: kiên nhẫn.
Làm thế nào để nâng cao tư tưởng mở cho trẻ
Khám phá và thảo luận sự khác nhau về con người, văn hoá, truyền thống, tôn giáo và ngôn ngữ của nước ngoài. Điều này cho thấy thế giới là một kính viễn vọng hấp dẫn. Bạn có thể tập trung vào các khía cạnh gần gũi với trẻ em: các lễ Giáng sinh, các lễ hội khác nhau trên thế giới, những gì trẻ em ăn hoặc mặc từ nhiều vùng miền và cách chúng nói về những điều khác nhau, bởi vì điều này mở ra cánh cửa cho một ngôn ngữ khác.
Giới thiệu các loại thực phẩm khác sẽ giúp con bạn phát triển một thái độ tích cực với những điều mới trong cuộc sống – chấp nhận rủi ro sớm với những thị hiếu – đồng thời cũng sẽ mở ra một đại lộ mới cho những cuộc trò chuyện thú vị về những cách nấu ăn và văn hóa bàn ăn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Sắp xếp chuyến thăm nhà người già, trại trẻ mồ côi hoặc nhà tạm trú cho người vô gia cư. Điều này giúp trẻ biết đồng cảm, cũng như mở rộng quan điểm của họ về thế giới và những thách thức của người khác nhau như thế nào.
Có một cuộc trò chuyện gần gũi về người khuyết tật. Khi một đứa trẻ hỏi tại sao một người ngồi trên xe lăn hay tại sao một đứa trẻ nhìn hoặc cư xử kỳ lạ, hãy giải thích lý do chứ không phải là kỳ thị hoặc bác bỏ. Đừng bỏ qua sự tò mò của trẻ. Sử dụng cơ hội để tăng cường sự đồng cảm trong trẻ.
Khuyến khích con kết bạn với những đứa trẻ mới đi học, đặc biệt nếu những đứa trẻ đó từ nơi khác đến hoặc khác biệt về văn hoá. Đừng để chúng cảm thấy thoải mái chỉ với những người có cuộc sống giống như mình: khi chúng bước ra thế giới rộng lớn, điều đó sẽ không diễn ra như thế, bạn đang khiến trẻ nhận ra thế giới có điều khác biệt sớm hơn và những điểm khác biệt đó sẽ được tiếp cận và phát triển, chứ không phải sợ hãi.
Dạy chúng biết đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời. Học cách nói chuyện với mọi người và nghiêm túc nghe câu chuyện của chúng sẽ là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể truyền dạy cho con mình.
Sưu tầm