Lê Thái Tổ Lê Lợi dựng cờ đại nghĩa, đại Minh thảm bại …

Noi gương tiền nhân, Lê Thái Tổ dựng cờ đại nghĩa khiến cho cả một bộ máy chiến tranh khổng lồ với rất nhiều chiến tướng, anh hùng hào kiệt nổi danh nhất của triều đại nhà Minh đều phải bỏ mạng dưới tay nghĩa quân Lam Sơn  …

… Đọc để hiểu tiền nhân của chúng ta anh hùng và vĩ đại đến mức nào, đọc để hiểu lịch sử truyền thống dân tộc Việt xuất sắc đến mức nào. Chúng ta cần noi gương tiền nhân …

TÓM LƯỢC TIỂU SỬ VỀ LÊ LỢI – LÊ THÁI TỔ

Lê Lợi sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu – 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.

Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.


Mùa xuân năm Mậu Tuất – 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v… phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.

Sau hội thề Đông Quan, ngày 29/12/1427, bại binh của giặc bắt đầu được phép rút quân về nước an toàn, đến ngày 3/1/1428, bóng dáng quân Minh cuối cùng đã bị quét sạch khỏi bờ cõi. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân – 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Vua tại điện Kính Thiên xưng là “Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương” đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) đại xá thiên hạ, ban bố “Bình Ngô đại cáo” – đây chính là “Tuyên ngôn độc lập” lần thứ 2 của tổ quốc ta. Bình Ngô đại cáo mở đầu ghi:

“… Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Xét như nước Đại Việt ta,
Thực là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác…”

“Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thảo là một thiên anh hùng ca tuyệt vời, bất hủ, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc ta.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời bàn: “Lê Thái Tổ từ khi lên ngôi đến khi mất, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học… cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp…”

Lê Thái Tổ mất ngày 22 tháng Tám năm Quý Sửu – 1433, hưởng thọ 49 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn, Thanh Hoá, trị vì được 5 năm.

Dưới triều đại của Minh Thành Tổ, nhà Minh được sử sách Đông, Tây đều ghi nhận là một triều đại cực thịnh của Trung Hoa với binh hùng tướng mạnh, những người được coi là ưu tú bậc nhất của triều đại nhà Minh như: Chu Năng, Lý An, Mã Kỳ, Trịnh Hòa, Phương Chính, Trần Hạp (Hợp), Liễu Thăng, Trương Phụ, Hoàng Phúc, Vương Thông, Trần Trí, Mã Anh, Sơn Thọ, Vương An Lão, Mộc Thạnh, Lương Minh, Lý Khánh, Thôi Tụ, Thái Phúc, Lý Lượng, Lưu Thanh ..v..v… và hàng trăm chiến tướng khác không kể hết ra đây được. Đáng kể nhất là Liễu Thăng một tướng trẻ tài năng, đầy mưu lược … Tất cả bọn giặc Tầu đều phải bỏ mạng trong trận chiến đối đầu với nghĩa quân Lam Sơn.  

Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

HÙNG CA SỬ VIỆT – LÊ THÁI TỔ 

NOI GƯƠNG TIỀN NHÂN, DỰNG CỜ ĐẠI NGHĨA (trích)
Tháng hai năm Canh Thìn (1400) Lê Quý Ly cướp ngôi của cháu ngoại là Thiếu Đế Án, lên ngôi, Quý Ly đổi họ Lê ra họ Hồ lấy hiệu là Thành Nguyên (Thành Nguyên để hợp với Nguyên-Minh, Thành Tổ bên Tàu). Hồ Quý Ly là một con người nhiều biệt tài, biết quyền biến và đầy tham vọng. Nhưng sau đó họ Hồ phải “dâng sổ đồ quì gối chốn biên cương”, trước tham vọng to lớn hơn của Yên Vương Lệ (Chu Lệ hay Chu Đệ được anh là Chu Nguyên Chương – Minh Thái Tổ – phong làm vua nước Yên, nên gọi Lệ là “Yên Vương Lệ”) ở phương Bắc. Yên Vương Lệ một con người có tài, đảm lược, nhiều thủ đoạn, nhưng rất tàn bạo, cùng thời gian Quý Ly cướp ngôi của cháu Ngoại là Thiếu Đế Án. Thì bên Trung Hoa, Yên Vương Lệ cũng vừa mới cướp ngôi người cháu là Minh Huệ Đế ở Kim Lăng (Nam Kinh bây giờ) Trung Hoa. Yên Vương Lệ lên ngôi năm 1402 lấy hiệu là Minh Thành Tổ.

Dưới triều đại của Minh Thành Tổ, nhà Minh được sử sách Đông, Tây ghi nhận là một triều đại cực thịnh của Trung Hoa với binh hùng tướng mạnh, những người được coi là ưu tú bậc nhất của triều đại nhà Minh như: Chu Năng, Lý An, Mã Kỳ, Trịnh Hòa, Phương Chính, Trần Hạp (Hợp), Liễu Thăng, Trương Phụ, Hoàng Phúc, Vương Thông, Trần Trí, Mã Anh, Sơn Thọ, Vương An Lão, Mộc Thạnh, Lương Minh, Lý Khánh, Thôi Tụ, Thái Phúc, Lý Lượng, Lưu Thanh ..v..v… và hàng trăm chiến tướng khác không kể hết ra đây được. Đáng kể nhất là Liễu Thăng một tướng trẻ, nhưng có tài và đầy mưu lược. Dưới sự lãnh đạo của Minh Thành Tổ, nhà Minh đã chiếm trọn Trung Hoa và tiêu diệt các nước nhỏ chung quanh thu giang sơn vễ một mối, sau đó ông quay sang mở rộng biên cương về phía Nam. Nhân có một số quan lại nhà Trần (bọn Trần Thiêm Bình) chạy qua Kim Lăng dâng sớ tố cáo nhà Hồ (Quý Ly) cướp ngôi nhà Trần. Đây là cơ hội ngàn vàng cho Minh Thành Tổ, ông liền dựng lên chiêu bài “Diệt Hồ phù Trần”, để có cớ tung quân sang chiếm lĩnh nước Việt. Tháng Tư năm Bính Tuất (1406) Minh Thành Tổ sai hai tướng Hàn Quan và Hoàng Trung đem quân đánh Đại Việt. Mở đầu cho cuộc “Chinh Nam” Hoàng Trung và Hàn Quan thua trận phải giao nộp bọn Trần Thiêm Bình và xin đường trở về Tàu. Thấy bọn Hàn Quan và Hoàng Trung thua trận trở về Minh Thành Tổ giận dữ bằng mọi cách dùng toàn lực quyết đánh để chiếm lĩnh nước Việt.

Trong lịch sử của người Trung Hoa chưa có cuộc chiến nào mà họ đã phải huy động cả hai Quốc Công, ba Thượng Thư và một đoàn Thành, Hầu, Bá như cuộc viễn chinh của nhà Minh khi chúng xâm lăng nước Việt. Cuối năm Bính Tuất Minh Thành Tổ chỉ đạo một đoàn quân hùng hậu gồm: Thành Quốc Công Chu Năng được phong làm “Chinh Di” Ðại Tướng Quân, Tân Thành hầu Trương Phụ làm “Chinh Di” Hữu Phó Tướng Quân, Tây Thành Hầu Mộc Thạnh làm “Chinh Di” Tả Phó tướng quân, Phong Thành Hầu Lý Bân, Vân Dương Bá Trần Húc làm Tả, Hữu Tham Tướng Quân ..v..v.., thống lĩnh hơn 80 vạn quân chia làm hai cánh tiến đánh nước ta, khi quân Minh tiến đến Long Châu thì Chu Năng bị bịnh chết, Trương Phụ lên thay. Thực chất của chiến dịch chinh “Di” Nam với hơn 800 ngàn quân (chưa kể bọn Phu binh và gia đình của chúng có thể lên đến vài trăm nghìn) dưới chiêu bài “Diệt Hồ phù Trần” của nhà Minh, là cuộc chiến tranh xâm lược đi liền với một cuộc di dân vĩ đại, mà Minh Thành Tổ muốn thôn tính phương Nam một lần cho gọn, để xóa bỏ cái “tàn dư” của nòi giống Bách Việt là “bọn Nam Di ngoan cố” luôn luôn là cái gai trước mắt và đã thách đố văn hóa với nòi Hán từ ngàn xưa đến nay. Minh Thành Tổ muốn xóa hẳn Ðại Việt để nước Việt trở thành quận huyện của Trung Hoa như Ngô Việt, Mân Việt trước đây. Do đó, cuộc “chinh Nam” lần nầy không phải chỉ là một cuộc viễn chinh quân sự, mà Minh Thành Tổ đã phát động cuộc chiến tranh “xâm lăng để đồng hóa” dân Việt qua tổng hợp về nhiều mặt: Quân sự, Kinh tế, Văn hóa và Chủng tộc, chủ ý là xóa hẳn nòi giống Việt.

Trương Phụ dưới sự chỉ đạo của Yên Vương Lệ tức Minh Thành Tổ đã xua đoàn quân hơn 800 ngàn (800.000) sang xâm lăng nước Việt. Bọn quân đội và phu binh này có tác dụng xóa hẳn dòng máu của dân Việt ở phương Nam, thay đổi nếp sống và văn hóa Việt để đồng hóa dân Việt vào dân Tàu. Trên mặt trận tư tưởng với khẩu hiệu “Diệt Hồ phù Trần” của Minh Thành Tổ, đã đánh trúng vào nhược điểm của “chính quyền” Hồ Quí Ly. Chiêu (bài) “Công Tâm” nầy gây giao động mạnh mẽ trong dân chúng và chi phối tâm lý cực mạnh trong ý chí chống xâm lăng của dân quân Ðại Việt thời đó. Danh không chính thì ngôn không thuận, không có chính danh, Hồ Quí Ly mất đi hào quang lẫn đạo đức để lãnh đạo đất nước, lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Đáng kể nhất là mặt trận văn hóa Hồ Quý Ly đã thất nhân tâm nên không được lòng dân, thuận lòng trời. Vì vậy họ Hồ đã thất bại trên mặt trận chính trị trước khi mặt trận quân sự bị sụp đổ. Đến cuối cùng cha con Hồ Quý Ly phải đem sổ đồ của quốc gia quì nơi Ải Nam Quan dâng cho Trương Phụ, mặc dù chưa có một cuộc giao tranh quân sự nào đáng kể xảy ra. Sự hèn yếu nhu nhược của họ Hồ trong công cuộc “lãnh đạo” chiến đấu chống quân xâm lược nhà Minh, một lần nửa đã đưa toàn dân Việt vào vòng nô lệ Bắc phương.

Trong giai đoạn chống quân Minh 1407 – 1418 có ba thành phần ở đầu thế kỷ thứ 15, thành phần thứ nhất là thành phần chọn cho mình chổ đứng trong hàng ngũ quân xâm lăng. Thành phần nầy có thể họ là những người nhẹ dạ tin tưởng vào khẩu hiểu “phù Trần” của nhà Minh nên đã ra hợp tác với chế độ, những người nầy đại biểu cho nhóm người “cận thị” với sự hiểu biết hạn hẹp, vì khi hợp tác với giặc họ quên đi cái thảm họa mất nước. Họ sẳn sàng rước về cho dân tộc nhiều thảm họa nguy hiểm hơn là cái “thảm họa” thay đổi thể chế chính trị. Thành phần thứ hai là những người không có lý tưởng, thấy cái tuyệt vọng trong việc giành độc lập cho đất nước nên đành đứng vào hàng ngũ giặc để mong tìm bả vinh hoa cho cá nhân và gia đình. Hai thành phần trên đều đứng về phía giặc hoặc làm công cụ và tay sai cho giặc. Họ đã góp tay, góp sức với giặc, tiêu diệt văn hóa và sức sống dân tộc họ, một cách trực tiếp và gián tiếp họ đã bẻ gảy gần 30 cuộc cách mạng của dân tộc Việt chống lại sự xâm lăng cai trị của nhà Minh. Thành phần thứ Ba còn lại là những thanh niên có thể nói họ là những người ưu tú của đất nước như: Lê Hữu Dũng, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Phạm Văn Xảo, Lê Văn Linh, Nguyễn Trãi, Lê Xí, Lê Ngân, Lê Sát, Lê Bật ..v.v… chính họ đã viết lên những trang sử sáng chói để lưu lại cho đời sau chiêm ngưỡng.

Phi Khanh, Ức Trai hay Bạch Vân Cư Sĩ đã phân biệt giữa tình yêu nước và lý trí, giữa con tim và khối óc, là người biết được Thời hiểu được Thế và nhìn được . Trong “Quân Trung Từ Mệnh Tập” Nguyễn Trãi đã viết thư cho Vương Thông với lời lẽ như sau: “Được Thời có Thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì quay mạnh làm yếu, yên chuyển thành nguy, chỉ như khoản trở bàn tay thôi … trong thiếu lương thực, ngoài thiếu viện binh, ông đã không am hiểu Cơ trời. Đó là điều phải thua”. Vì vậy khi thấy vận hạn nhà Trần đã chấm dứt, Nguyễn Trãi đã can đảm đoạn tuyệt với quá khứ, ông dám bước ra khỏi bóng che của triều đại nhà Trần để tìm đến Lê Lợi. Ông biết tìm đến những người yêu nước, không nặng nợ với quá khứ, để mở ra một hướng đi mới cho dân tộc. Nguyễn Trãi đã nhìn được chiêu bài bịp bợm của nhà Minh, ông đứng trên lập trường Diệt Minh để chuẩn bị cho ngày quang phục tổ quốc. Nguyễn Trãi đã phóng tầm nhìn vào tương lai để xác định lập trường của ông. Ông đứng trên lập trường của một nước Việt mới. Một nước Việt sắp ra đời và sẽ phải ra đời.

Năm 1420, Nguyễn Trãi đã cùng 28 vị anh hùng Lam Sơn cùng nhau “kết ước hội thề” (“Hội Thề Lũng Nhai”). Ý niệm “hội thề” là một sáng kiến “tiền cách mạng” về mô hình tổ chức chính trị. Ý nghĩa của hội thề này là sự ràng buộc những người làm việc nước bằng “qui ước đạo đức” để giảm thiểu tính, bất công, chuyên chế, tham lam, thủ cựu và đồng thời đề cao tính lý tưởng, tính khai phóng và tâm hồn rộng lượng của người lãnh tụ kháng chiến, cũng như người lãnh đạo đất nước trong tương lai (xin hiểu lãnh tụ và lãnh khác xa nhau). Hội thề là xã ước thành văn đầu tiên của thời kỳ tiền cách mạng, là nối kết cuộc vận động đương thời với những gì thiêng liêng của dân tộc và thiết lập giá trị đạo đức cho công cuộc cứu nước. Hội Thề Lũng Nhai, cũng như quan điểm về thời đại của Nguyễn Trãi như đã nói trên, một lần nữa xác định sự trưởng thành về ý thức dân tộc của một thế hệ mới. Nhiệm vụ “cứu quốc tồn chủng” không còn là độc quyền của một dòng họ, của triều đình, của giai cấp quí tộc hay do một “Đảng; quản lí”. Cứu quốc tồn chủng là nhiệm vụ cao cả của mọi con dân Việt, từ thành phần khoa bảng cho đến người nông dân vô danh. Từ người trí thức đến kẻ thất phu đều phải có trách nhiệm và đó cũng là ý nghĩa của câu “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Hội Thề Lũng Nhai là ý niệm của “tự do, bình đẳng và huynh đệ” (Không phải Nhân Quyền. Vì không có Nhân Chủ thì làm sao có Nhân Quyền?), là khởi điểm để đi đến xác định được giá trị chính thống lịch sử. Nhờ đó phong trào kháng chiến Lam Sơn, tái tạo được đạo đức đã mất của tầng lớp lãnh đạo, xây dựng lại “nội lực” dân tộc, để sẳn sàng hình thành một triều đại mới và một nước Việt mới. Từ Hội Thề Lũng Nhai, Lam Sơn đã trở thành hoa địa cách mạng làm hồi sinh sức sống của dân tộc. Xuất phát điểm lịch sử ấy đã đẩy cuộc khởi nghĩa Lê Lợi đến thành công, đã giúp Lê Lợi giành được độc lập cho tổ quốc, khai sáng triều đại nhà Lê, hoàn thành được sứ mệnh cứu quốc tồn chủng của tiền nhân, và mở ra một thời đại “Phục Hưng, Phục Hoạt” dân tộc. Chính sự “phục hưng, phục hoạt” dân tộc này sẽ làm cho dân Việt ý thức và lớn lao lên. (hết trích)

 

BAN TRUYỀN THÔNG
TRẦN MINH CƯỜNG

Trả lời