“Bán lược cho nhà sư” Bài Học Kinh Điển trong Marketing

Trong kinh doanh ngoài sự chân thành, kiên trì nhẫn nại như người thứ nhất, ngoài năng lực quan sát dám nghĩ dám làm như người thứ 2 chúng ta cần phải nghiên cứu, phân tích nhu cầu đám đông, có ý  tưởng táo bạo, có kế hoạch hiệu quả như người thứ 3 thì mới mong thành công được..”

 

Một công ty nọ cho đăng báo tuyển nhân viên bán hàng, lời mời rất hấp dẫn: “Tuyển nhân viên bán hàng, lương 300 USD/tháng, không đòi hỏi trình độ học vấn, chỉ đòi hỏi sự nhiệt tình”.
_Yêu cầu như sau : làm sao để có thể bán được càng nhiều chiếc lược chải tóc cho nhà chùa càng tốt >Đa phần các ứng viên đều lắc đầu 
Tuy thế có 3 người bán được hàng :
– Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng là giễu cợt họ. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.
– Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm “nam mô” và thưa rằng: Trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối. Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.
– Còn người thứ 3, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: “Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược 3 chữ “Lược tích thiện” làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa”. Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.
Như vậy, trong 3 người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?
– Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì.
– Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm.
– Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm Phụ trách bán hàng.
Nhờ có “Lược tích thiện” làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.
Tam@Quốc – Trích lược
Trần Minh Cường sưu tầm

Trả lời