Trần Khánh Dư

Trần Khánh Dư là một danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần (1226-1400). Ông không những có tài về binh lược, văn thư mà còn lập được nhiều chiến công hiển hách…

Về gia thế của Trần Khánh Dư, tác giả Trần Nhuận Minh trong bài “Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư và Bình Hải quân thời Trần” đã viết: “Ông là con Thượng tướng Trần Phó Duyệt, dòng dõi Trần Thủ Độ”.

 

 

Trần Khánh Dư, hiệu là Nhân Huệ vương, là một chính khách, nhà quân sự Đại Việt dưới thời đại nhà Trần. Ông nổi bật với việc giữ chức Phó đô tướng quân trong trong kháng chiến chống Nguyên lần 2 và 3, tiêu diệt đoàn thuyền lương quân Nguyên ở Vân Đồn năm 1288, tham gia chinh phục Chiêm Thành năm 1312 

Trần Khánh Dư quê ở Chí LinhHải Dương, cha là Thượng tướng Nhân Huệ hầu Trần Phó Duyệt, tương truyền mẹ là Trần Thái Anh. Khi còn thiếu thời, rất ít chuyện ghi chép về ông.

Trong lần chống quân Nguyên Mông vào năm 1258, Khánh Dư có công nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Sau đó, ông đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được nhận làm [Thiên tử nghĩa nam; 天子義男], tước Nhân Huệ vương, phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Chức Phiêu Kỵ tướng quân nếu không phải là hoàng tử thì không được phong. Vì Khánh Dư là Thiên tử nghĩa nam cho nên mới có lệnh đó. Rồi từ trật hầu thăng mãi đến Tử phục Thượng vị hầu, quyền chức Phán thủ.

Về vấn đề vị Hoàng đế nhà Trần nào là người nhận Trần Khánh Dư làm con nuôi, đến nay vẫn có nhiều điểm nghi hoặc. Nguyên văn trong Đại Việt sử ký toàn thư“Nhâm Ngọ, [Thiệu Bảo] năm thứ 4 [1282]…Lần trước, quân Nguyên vào cướp, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Thượng hoàng khen ông có trí lược, lập làm Thiên tử nghĩa nam”. Lúc này Sử ký đang ghi kỷ về Trần Nhân Tông, nên Thượng hoàng có lẽ là Trần Thánh Tông. Tuy nhiên vào thời điểm ấy, nếu xét Trần Khánh Dư “vào lúc người Nguyên vào cướp” đã có quân công, thì phải là thời điểm năm 1257 khi Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân vào. Mà vào thời điểm ấy, để có đủ trưởng thành lập quân công, ông ít nhất phải bằng tuổi Trần Thánh Tông (khi ấy khoảng 18 tuổi) và người nhận ông làm con là Trần Thái Tôngmới phải. 

Cho nên, Trần Khánh Dư là được vị Hoàng đế nhà Trần nào nhận làm Nghĩa nam, đến bây giờ cũng hoàn toàn không có kết luận chuẩn xác. Theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông được Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam.

Không chỉ giỏi võ, Trần Khánh Dư còn có kiêm tài văn. Ông là người viết lời tựa cho cuốn Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc TuấnĐại Việt Sử ký Toàn thư có chép lại lời tựa ấy.

Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.
Ngày xưa Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành Vương nhà Chu làm tướng cho Văn VươngVũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem ngươi đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy.
Cho nên trận nghĩa là “trần”, là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình, những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta[2] mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực.
Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô[3], phía nam uy hiếp Lâm Ấp.

Nguồn: Trần Khánh Dư

Trần Minh Cường – Sưu tầm

Trả lời