Phỏng vấn Doanh nhân họ Trần, tỷ phú Trần Đình Long …

Doanh nhân họ Trần, ông Trần Đình Long, doanh nhân Hà Nội  đã vinh dự được trở thành một trong những tỷ phú đô la giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn …

Dưới đây, mời các bạn lắng nghe những chia sẻ của Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ về cảm nhận của mình như thế nào?

 

HỎI ĐÁP CÙNG TỶ PHÚ HỌ TRẦN – ÔNG TRẦN ĐÌNH LONG

Hỏi đáp cùng tỷ phú Trần Đình Long

Thuộc giới siêu giàu trên thế giới, tỷ phú đấy các bạn ạ. Nhưng ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát lại bình dị, hóm hỉnh và rất cởi mở."Ngồi uống cà phê dưới cái bụi tre ấy. Hôm nào mọi người cùng ra đấy ngồi cho vui", tỷ phú chia sẻ.

Người đăng: CafeBiz vào Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Thuộc giới siêu giàu trên thế giới, tỷ phú đấy các bạn ạ. Nhưng ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát lại bình dị, hóm hỉnh và rất cởi mở.

 

VUA THÉP TRẦN ĐÌNH LONG

 “Mình thích thì mình làm thôi” Ông Trần Đình Long chia sẻ. Là một doanh nhân khá kín tiếng trên thương trường và người ta thường chỉ được gặp ông 1 năm 1 lần vào mỗi dịp Đại hội cổ đông.

 

Là doanh nhân thì phải đánh đổi cuộc sống gia đình”
Quan trọng là do cách suy nghĩ của từng người và doanh nhân đó mong muốn cuộc sống như thế nào.


Vài ngày sau khi được tạp chí Forbes công bố là tỷ phú đô la, chủ tịch tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long có buổi nói chuyện thân tình cùng báo giới và thẳng thắn chia sẻ triết lý cuộc sống của mình “Là doanh nhân điều hành tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam nhưng khi làm việc không nghĩ đến tiền, cũng chẳng biết mình có bao nhiêu tiền. Tuy vậy nhưng cuộc sống của ông không quá bận rộn hay áp lực như trong hình dung nhiều người”.

 

HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH TỶ PHÚ CỦA DOANH NHÂN HỌ TRẦN

Ông Trần Đình Long, 57 tuổi, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long với tổng tài sản $1.3 tỷ, đứng thứ 1,756 trong bảng xếp hạng của Forbes về những người giàu có nhất hành tinh.

Tỷ phú Trần Đình Long mới khởi nghiệp hơn 20 năm ở lứa tuổi ngoài 30. Sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, ông Long làm nhân viên Bộ Xây Dựng, tới Tháng Tám, năm 1992, ông cùng năm sáu bạn thân đồng học quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị phụ tùng Hòa Phát. Năm 1996, công ty lần lượt mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực, nội thất, điện lạnh rồi đến ống thép. Mãi đến năm 2000 mới tập trung vào  “thép xây dựng” và gần đây nhất là bất động sản và tới cả nông nghiệp. Nhưng dù trở thành công ty đa ngành, phần lớn kết quả kinh doanh của Hòa Phát vẫn đến từ sản phẩm cốt lõi là thép xây dựng và ống thép khiến ông Long được mệnh danh là “Vua Thép Việt.”

Năm 2007, HPG mở rộng phạm vi kinh doanh, tiến hành IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) và từ một công ty trách nhiệm hữu hạn trở thành một công ty đại chúng. Mười năm sau, doanh thu của HPG đạt $2 tỷ (tăng 38% mỗi năm), lợi nhuận ròng $350 triệu. Mảng kinh doanh thép chiếm khoảng 80% doanh thu và lợi nhuận của HPG.

Có rất nhiều hãng sắt thép ở Việt Nam ngày nay vì nhu cầu xây dựng lớn do tình trạng đô thị hóa mau chóng, 34% dân chúng sống ở thành phố, và chính quyền hỗ trợ cho sản xuất nội địa. Nhưng không xí nghiệp tư nhân hay quốc doanh nào có tầm cỡ sánh kịp Hòa Phát, năm ngoái bán 3 triệu tấn thép xây dựng bao gồm cả loại thép ống mạ kẽm. HPG đã thực hiện bước đầu tư tiếp với dự án khu liên hợp gang thép HPG Dung Quất trị giá $3 tỷ, sắp đi vào hoạt động, sẽ tăng gấp đôi sản lượng của Hòa Phát. Lực lượng lao động của Hòa Phát sẽ lên tới 15,000 công nhân.

Thép Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam và thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đến nay vẫn còn giữ phân nửa sản lượng thế giới. Hòa Phát thành công trong tình thế ấy, hiện giờ chiếm 25% thị phần nội địa và bắt đầu xuất cảng sang các nước Đông Nam Á.

Trong cuộc phỏng vấn của Forbes tại trụ sở mới của Hòa Phát, một cao ốc xây dựng bằng thép do HPG sản xuất, bên cạnh hồ Thiền Quang trung tâm thành phố Hà Nội, ông Long nói rằng Hòa Phát và kỹ nghệ thép xây dựng ở Việt Nam là đáp ứng với nhu cầu của một quốc gia đang phát triển.
Theo ông, thời kỳ vất vả về thiết bị và vật liệu cho các công trình xây dựng 25 năm trước bây giờ đã khác. Ông nhớ lại: “Thoạt tiên chúng tôi chỉ có hai bàn tay trắng, mỗi người có một xe gắn máy. Chúng tôi khởi đầu bằng một số vốn nhỏ mượn của gia đình và bè bạn, vay ngân hàng, hầu hết những chuyển khoản đều qua các xí nghiệp quốc doanh làm đại diện. Cả nước chen nhau làm kinh tế từ con số không như thế.”

Vào thời buổi đó nhiều công ty ở Việt Nam phải sử dụng các trang bị lỗi thời nhập cảng từ Đài Loan hay Trung Quốc và ông Long hiểu rõ rằng kỹ thuật mới là nhu cầu căn bản để có khả năng cạnh tranh mà chưa biết bằng cách gì vượt qua thách thức ấy.

Ông Long giải thích: “Nghĩ lại, chúng tôi đã theo sát quy luật khách quan chứ không cố thúc đẩy ý muốn chủ quan và phù hợp hoàn cảnh Hòa Phát đã từng sản xuất ống đồng và xi măng, thậm chí có lúc trồng mía.” Cuối cùng thì Hòa Phát cũng trở lại được với căn bản sắt thép, ngành hoạt động đem đến 90% thu nhập.

Công nghệ sắt thép ở Việt Nam là lãnh vực mới được phát triển, từ 2012 đến 2016 tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 17.5%. Tiêu thụ bình quân theo đầu người dân là khoảng 190 kg một năm, thấp hơn trung bình 260 kg của Châu Á. Tích hợp sản xuất và thương mại là căn bản để Hòa Phát trở thành xí nghiệp sắt thép đứng đầu ở Việt Nam, khởi đi từ một xí nghiệp nhỏ ở Hải Dương – giữa Hà Nội và Hải Phòng – tám năm trước.

Để luyện thép, Hòa Phát dùng kỹ thuật BOP (Basic Oxygen Furnace) thổi oxygen vào lò luyện thay vì không khí như lò Bessemer cổ điển. Kỹ thuật này giúp tăng phẩm chất, giảm phí tổn và tăng hiệu suất của công nhân. Những lò luyện mới hiện nay trên thế giới có thể nhận 400 tấn quặng hay sắt vụn và chuyển thành thép trong vòng 40 phút thay vì 10-12 giờ ở các lò luyện cũ. Với giá thành thấp hơn, Hòa Phát không những có ưu thế đối với các lò luyện nhỏ vẫn còn dùng hồ quang và tiêu thụ quá nhiều năng lượng, mà còn có khả năng cạnh tranh hiệu quả với các xí nghiệp quốc doanh hay liên doanh nước ngoài.

Về Trung Quốc, ông Long nói: “Đứng bên cạnh một ông láng giềng khổng lồ, cần phải luôn luôn cải tiến và đổi mới để tồn tại.” Ông cũng rút kinh nghiệm của vụ Formosa và để dành sẵn chi phí cần thiết cho những tổn hại môi trường. Theo lời ông: “Chúng tôi hiểu là nhà nước có thể yêu chúng tôi nhưng nhân dân thì không.”

Ông Trần Đình Long đứng hạng tư trong các người giầu ở Việt Nam có trên 1 tỷ dollars. Ba người đứng đầu là ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Trần Bá Dương. Các tỷ phú này hoạt động kinh doanh trên những lãnh vực khác nhau nhưng ít nhiều đều có dính dáng đến ngành địa ốc.

BAN TRUYỀN THÔNG
TRẦN MINH CƯỜNG

Trả lời