Huyền sử Hoàng đế Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

Phật Hoàng Trần Nhân Tông – một hoàng đế anh hùng. Với 14 năm trị vì “võ thét oai hùng, văn dìu cánh phượng” Nhân Tông hoàng đế như một tinh tú tỏa sáng, dẫn lối vương triều Đông A viết nên bản hùng ca Đại Việt…

 

 Phật Hoàng Trần Nhân Tông, một vị quân vương được sinh ra để gánh sứ mệnh lịch sử của cả nhân loại, chặn đứng “cơn đại hồng thủy” Nguyên – Mông tàn phá thế giới lúc bấy giờ.

 

Dẫu bóng lịch sử luôn là những mảng cắt nhuốm màu huyền thoại nhưng sự tích về vị hoàng đế anh hùng vẫn là biểu tượng bất tử trong lòng người dân đất Việt. Phải chăng hoàng đế Trần Nhân Tông là đấng chí tôn vì đại sự, nhân duyên mà xuất thế cứu đời, “oai thiêng vạn thế phù Tổ Quốc”?.

 

Câu chuyện nhuốm màu huyền thoại ở suối Giải Oan về các cung nữ đau khổ níu kéo nhà vua đã trở thành điểm nhấn tâm linh đối với người dân đất Việt. Sự kiện ấy đã đi vào sử sách như một điển cố hạn chế trần duyên, xả thân để hướng đến sự vô ngã của Phật Hoàng.

 

Thân thế và sự nghiệp của Hoàng đế Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 14 hoặc 16 tháng 12 năm 1308), tên khai sinh Trần Khâm (陳昑), là vị hoàng đế thứ ba của hoàng triều Trần nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được sử Việt đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước.[1][2] Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.[3]

Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi. Vị hoàng đế trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông – Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị – xã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với nước láng giềng phía nam là Chiêm Thành. Năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt huy động một lực lượng lớn (theo Đại Việt sử ký toàn thư là 50 vạn người) tấn công Đại Việt.[4][5] Quân dân Đại Việt ban đầu gặp nhiều tổn thất; nhưng dưới sự chỉ huy của vua Nhân Tông, thượng hoàng Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, người Việt đã dần dần xoay chuyền tình thế và đánh bật quân Nguyên về nước. Sau đó, 2 vua Trần và Hưng Đạo vương tiếp tục lãnh đạo dân Việt đánh bại một cuộc xâm lược khác của Mông – Nguyên vào năm 1287.

Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông, Trần Nhân Tông đã khôi phục được sự hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng.

 

Trần Minh Cường – Sưu tầm

Trả lời