ĐỀN THỜ VUA TRẦN

Đã là người dân Việt Nam thì chắc chắn ai cũng đã từng nghe đến,đền các vua Trần ở Nam Đinh. Đền Trần có gì đặc biệt mà lại nổi tiếng đến như vậy?

Đền Trần có ở nhiều tỉnh thành trên đất nước Việt Nam như Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình… Tuy nhiên Đền Trần tại Nam Định luôn thu hút nhiều du khách du lịch nhất đặc biệt là dịp đầu năm mới. Đền Trần – Nam Định nằm trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Đền cách trung tâm khoảng 4km về hướng Bắc theo quốc lộ 10.

Sử sách ghi lại tỉnh Nam Định hiện nay trước kia được gọi là Phủ Thiên Trường. Đây được coi là kinh đô thứ hai của đất nước. Vào năm 1258, trong cuộc chiến tranh giữa quân Nguyên Mông , vua Trần Thái Tông có thực hiện kế hoạch “ vườn không nhà trống”. Tất cả nhân dân, quân lính  từ kinh đô Thăng Long rút hết về Phủ Thiên Đường ( tỉnh Nam Định hiện nay)  để đối phó với kẻ địch.

Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông vua Traafn Thái Tông đã mở tiệc ăn mừng thắng lợi với quân lính và nhân dân . Nhân tiện phong danh cho những vị quan có công. Sự kiện này được diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại phủ Thiên Trường được gọi là “ khai ấn” . Lễ hội “ khai ấn “ cũng từ sự kiện lịch sử này mà diễn ra hàng năm cho tới tận bây giờ.

Đền Trần – Nam Định thờ ai?

Đến thế kỷ thứ 15 đền Trần bị giặc Minh phá hủy. Tuy nhiên, sau này người dân đã khôi phục, tùng tu lại đền để tưởng nhớ đến công lao to lớn của các vị vua vị quan thời nhà Trần đã đóng góp to lớn cho đất nước. Trước đây Đền Trần có tên gọi là Trần Miếu.

Kiến trúc của Đền Trần

Đền Trần có 3 công trình kiến trúc chính đó là : đền Thiên Trường( hay còn gọi là đền Thượng) , đền Cố Trạch ( hay còn gọi là đền Hạ)  và đền Trùng Hoa. Kiến trúc của 3 công trình này gần như giống nhau và có diện tích tương đương nhau. Mỗi đền đều có tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và cuối cùng là tòa chính tẩm 3 gian.  Tiếp ngay sau tiền đường và trung đường là thiêu hương và 2 gian tả,  gian hữu.

Đền Thiên Đường

Đền Thiên Trường hay còn gọi là đền Thượng có vị trí trung tâm trong đền Trần – Nam Định.  Được biết đền Thượng được xây trên nền Thái Miếu và Cung Trùng Quang ( nơi làm việc của vua). Có lẽ chính vì vậy mà đền Thượng là công trình chính của Đền Trần .

Khi vào bên trong đền Thượng có thể thấy kiến trúc như sau : gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương , 2 gian tả gian hữu, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Du khách tham quan có thể thấy đền có 9 toàn , 31 gian. Điều đặc biệt và độc đáo nhất của đền đó là chất liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ Lim, mái đền sử dụng gạch ngói, sàn thì lát gạch đỏ.  Mặc dù qua nhiều lần trùng tu và tu sửa nhưng những đặc điểm này vẫn được giữ nguyên. Đây cũng có thể coi là một nét đặc trưng khác lạ của đền.

Tiền đường của đền Thượng gồm 5 gian nơi đây thờ những vị quan có công với nhà Trần. Tất cả bài vị của các vị quan đều được sắp xếp bày trí một cách trang trọng, cẩn thận nhất.  Trung đường là nơi thờ chính – thờ 14 vị vua . Còn trong gian chính tẩm . là nơi thờ  4 vị thủy thổ họ Trần, hoàng hậu được thờ gian giữa, các phi tần của nhà vua thờ bên tả và bên hữu. Tòa Thiêu Hương thờ các quan văn quan võ nhà Trần.

Đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch hay còn gọi là Đền Hạ . Đền nằm về hướng Đông trong toàn thể khu Đền Trần. nếu đứng từ cổng nhìn vào thì đền nằm bên phải đền Thượng. Theo sử sách đền được hoàn thành vào năm 1895 và đây là nơi thờ tự Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng.

Tiền đường là thờ bài vị của 3 vị quan  : Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa. Đây là 3 vị quan thân tín của vua Trần Hưng Đạo và đóng góp rất nhiều vào lịch sử đất nước.

Trung đường đặt bài vị của Trần Hưng Đạo và 4 người con trai của ông cùng với các tả hữu tướng quân.

Chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha mẹ ,  vợ,  con trai và con dâu của Trần Hưng Đạo.

Thiêu hương  có  tượng  của Trần Hưng Đạo và  9 pho tượng Phật. Gian tả thờ  bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các văn thần triều Trần. Gian hữu thờ bài vị các võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.

Đền Trùng Hoa

Đền này mới được xây vào năm 2000, nằm ở phía Tây trong toàn bộ khu di tích đền Trần , nếu đứng từ cổng chính nhìn vào thì đền nằm bên phía tay trái. Trong đền có các pho tượng bằng đồng, và đền thờ các quan văn , quan võ có đóng góp thời nhà Trần.

Lễ hội Đền Trần và ý nghĩa việc xin ấn đền Trần

Lễ hội Đền Trần Nam Định được diễn ra hàng năm với 2 dịp chính đó là lễ hội khai ấn Đền Trần đầu xuân. Được tổ chức vào ngay 14- 15 tháng Giêng, lễ khai ấn được làm vào đúng giờ Tý. Đây là một trong những lễ hội xuân lớn nhất cả nước. Vào dịp này người dân nô nức kéo nhau về Nam Định để dâng hương tưởng nhớ các bậc anh hùng và mong muốn có thể lấy về cho gia đình một lá ấn với hi vọng cả năm sẽ gặ nhiều may mắn, bình an, làm ăn thuận lợi. Theo thống kê hàng năm . có hàng nghìn lượt người về đây để xin ấn. Lễ hội cũng có tổ chức các trò chơi đầu xuân như thi gói bánh, thi kéo co,.. để nhân dân tìm hiểu thêm về nét văn hóa dân tộc.

Ngoài ra lễ hội đền Trần còn được  tổ chức vào ngày 15 đến ngay 20 tháng 8 âm lịch. Lễ hội bao gồm các hoạt động dâng hương các bậc anh hùng  và có các trò chơi dân gian như đấu vật, ném còn,…

Ngày 5-10-2012, Nhà nước đã công nhận Đền Trần là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật và là Di tích quốc gia đặc biệt.